"Cuộc chiến âm thanh" Cầu Hiền Lương

2 loa công suất 500W có đường kính rộng 1,7m tại Nhà trưng bày Vĩ tuyến 17Đồn công an giới tuyến

Những năm 1954-1964 là giai đoạn không còn tiếng súng ở đôi bờ giới tuyến, song cuộc chiến bằng tiếng nói đã diễn ra ở đây rất căng thẳng và quyết liệt giữa hai phe đối lập.

Lúc đầu, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh được phân bố thành 5 cụm trong chiều dài 1.500m ở bờ Bắc, mỗi cụm gồm 24 loa có công suất 25W.

Sau những ngày phát sóng đầu tiên, hệ thống loa phóng thanh này không thể át được các loa do Tây Đức, Úc cung cấp phát với âm thanh lớn hơn của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trả đũa bằng cách tăng thêm 8 loa có công suất 50W và 1 loa có công suất 250W được viện trợ từ Liên Xô. Ngược lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa được Mỹ viện trợ cho những loại loa tối tân hơn, vang xa hàng chục cây số.

Vào đầu năm 1960, một giàn loa của Mỹ với công suất của mỗi loa lên tới hàng trăm oát được chuyển đến và đặt tại bờ Nam sông Bến Hải. Lúc bấy giờ chính quyền Việt Nam Cộng hoà tuyên bố: "Hệ thống loa "nói vỡ kính" này sẽ vang tận Quảng Bình, dân bờ Bắc sẽ nghe rõ tiếng nói của "chánh nghĩa Quốc gia"!" Không chịu thua, lúc bấy giờ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lắp đặt chiếc loa có công suất 500W với đường kính rộng đến 1,7m và bổ sung thêm 20 loa loại 50W, 4 loa loại 250W của Liên Xô tại chiến tuyến Bến Hải. Khi thuận gió, tiếng loa có thể truyền xa hơn 10km.

Để có đủ điện cho hệ thống loa có tổng công suất 7.000W này hoạt động, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải xây dựng một đường dây cao thế 6KVA dài gần 10km, kéo dài từ thôn Tiên An, Vĩnh Sơn đến thôn Tùng Luật, Vĩnh Giang. Ngoài ra, còn có một trạm cao tần đặt tại Liêm Công Phường cách cầu Hiền Lương 2,5km về phía bắc để tăng âm cho hệ thống loa.

Cuộc "đấu khẩu" giữa hai phía qua hệ thống loa là những lời tuyên truyền chính trị chỉ trích đối phương, thường là những tin không có lợi hoặc có thể trái ngược với thực trạng. Mỗi ngày buổi phát thanh kéo dài 14-15 tiếng đồng hồ, có khi phát vào lúc 1 - 2 giờ sáng, mở hết công suất làm người dân cả hai bờ đều nghe thấy.

Vào giai đoạn 1954 - 1964, ở đôi bờ Bến Hải vang vọng trong ký ức của một giọng ca ngọt ngào, truyền cảm của nghệ sĩ Châu Loan của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với những bài thơ, bài hò do nghệ sĩ thể hiện rất biểu cảm:

"Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội

Thiếp xa chàng ngày đợi đêm trông

Trong đồn chàng có nhớ thiếp không?

Ngoài này thiếp vẫn chờ mong chàng về"[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cầu Hiền Lương http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2002/04/3b9bb8f7/ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2003/05/3b9c7eeb/ //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.p... http://www.dostquangtri.gov.vn/vanhoa/vanhoa.asp?o... http://nhipcaudautu.vn/thi-truong/bat-dong-san/kho... http://www.tienphong.vn/Phong-Su/192810/Mot-thoi-t... http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=5... http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20151223/quang-tri-d...